1 tháng 9, 2015

Nón bảo hiểm có phải là nguyên nhân gây nấm đầu không?

Nón bảo hiểm kém chất lượng có phải là nguyên nhân gây nấm da đầu không?
Nón bảo hiểm kém chất lượng có phải là nguyên nhân gây nấm da đầu không?
Chào bạn,

Với các loại mũ bảo hiểm giả tràn lan trên thị trường hiện nay thì các bệnh về da đầu lại càng có cơ hội phát triển. Mũ bảo hiểm kém chất lượng được làm từ nhựa tái chếkhông qua kiểm định chất lượng, dễ gây hại cho người dùng. Bởi vậy khi đội những loại mũ này thì nguy cơ bị bệnh nấm đầu càng tăng cao.

Ở Việt Nam có đến 90% dân số lưu thông bằng xe máy, do vậy việc đội mũ bảo hiểm khiến cho các bệnh về da đầu phát sinh ngày càng nhiều hơn cùng với khí hậu nóng ẩm và môi trường khá oi bức và bụi bặm như hiện nay.
Nhiều người phải thường xuyên đội mũ bảo hiểm như nhân viên giao hàng, công nhân xây dựng, xe ôm… đã đến gặp bác sĩ da liễu vì mắc các bệnh về da đầu mà nguyên nhân là do không vệ sinh mũ đúng cách.

Anh N.B.P. (ngụ quận Gò Vấp, TPHCM) là nhân viên giao hàng cho một siêu thị. Thỉnh thoảng anh thấy ngứa đầu nhưng không để ý vì nghĩ gội đầu sẽ hết.
Gần đây da đầu anh P. bắt đầu ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, mưng mủ, tóc rụng từng mảng. Đi khám da liễu, bác sĩ kết luận anh P. bị nấm da đầu nặng. Anh P. rất ngạc nhiên vì ngày nào cũng tắm và gội đầu thường xuyên. Tuy nhiên khi được bác sĩ phân tích, anh P. mới vỡ lẽ dù vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhưng anh chẳng bao giờ vệ sinh chiếc mũ bảo hiểm, vật dụng gắn với anh phần lớn thời gian trong ngày. Đó chính là nguyên nhân khiến anh P. bị bệnh nấm da đầu.

Còn anh P.T.S (Biên Hòa, Đồng Nai) cũng cho biết hằng ngày anh phải chạy xe máy từ Biên Hòa lên Tp HCM học. Một thói quen không tốt của anh S là vừa gội đầu xong, không để tóc khô đã vội đội mũ bảo hiểm. Sau một thời gian anh S bị viêm chân tóc, gây ngứa da đầu rất khó chịu. 

Là vật dụng sinh hoạt hằng ngày nhưng mũ bảo hiểm lại không được giặt giũ thường xuyên nên bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn tích tụ rất nhiều. Da đầu thường xuyên tiếp xúc bị nấm, vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
Nón bảo hiểm không những là nơi tích tụ nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc, một số mũ bảo hiểm không đúng quy cách còn khiến da đầu không thể “thở”. Da đầu bị bịt kín cộng với thời tiết nóng bức khiến tăng tiết bã nhờn, đổ mồ hôi nhiều. Hơi nóng do mũ gây ra cộng với hơi thở của chính chúng ta không thoát ra được, tất cả tạo nên một môi trường nóng và ẩm ở vùng đầu. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và vi nấm phát triển, gây nên những loại bệnh da đầu thường hay mắc phải. Bên cạnh đó nhiều người có thói quen dùng chung mũ với người khác, sẽ gây ra tình trạng “loạn khuẩn” và có thể mắc bệnh.

Trời nắng khiến cho lượng mồ hôi và chất nhờn trên da đầu tiết ra nhiều. Khi đội mũ bảo hiểm vào, bạn lại phải chịu thêm một lớp nóng nực bức bối mà không hề có chỗ để thoát mồ hôi, do vậy ẩm ướt, bụi bẩn từ trong không khí tập trung vào vùng đầu, khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở
.
Chọn nón bảo hiểm tốt để tránh các bệnh về da đầu
Chọn nón bảo hiểm tốt để tránh các bệnh về da đầu

Do vậy khả năng gây nên các bệnh da đầu, nguy cơ bị ngứa da đầu, bị gàu hay bị nấm da đầu rất cao.
Đặc biệt mũ bảo hiểm lại là loại mũ cực kỳ phức tạp trong việc giặt giũ. Mỗi khi muốn làm sạch, người ta phải tháo ra để lau chùi sau đó chờ vài ngày mới hoàn toàn khô được. Điều này khiến cho việc vệ sinh mũ cũng không được tiến hành thường xuyên, các loại nấm và vi khuẩn có cơ hội phát triển.

Làm sao để giảm nguy cơ gây nên bệnh nấm da đầu từ nón bảo hiểm?
Đầu tiên bạn phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nón bảo hiểm nhằm diệt vi khuẩn tránh cho vi khuẩn có cơ hội bằng các phương pháp như phơi nắng, xịt dung dịch sát khuẩn, lau sạch mũ… Nên lựa chọn những mũ bảo hiểm có miếng lót làm bằng các loại vải mềm mại, thấm hút mồ hôi, ít gây kích ứng da.

- Không nên dùng chung mũ bảo hiểm với người khác và đội mũ khi đầu còn ướt. “Phải xem mũ bảo hiểm là một vật dụng cá nhân dùng riêng như bàn chải đánh răng, khăn mặt, không nên dùng chung và phải vệ sinh thường xuyên”
Vệ sinh nón bảo hiểm sạch sẽ phòng tránh bệnh nấm da đầu
Vệ sinh nón bảo hiểm sạch sẽ phòng tránh bệnh nấm da đầu
- Chọn nón bảo hiểm có chất lượng và nói không với nón rẻ tiền, cũ và kém chất lượng, không ghi rõ nguồn sản xuất.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng chung nón bảo hiểm với người khác
- Đi xe hơi hoặc ô tô để khỏi phải độ nón bảo hiểm vừa thoải mái, mát mẻ, dễ chịu mà không lo nguy cơ bị nấm da đầu. :)


Nếu bạn có thắc mắc hoặc câu hỏi cần tư vấn đừng ngần ngại gọi cho tôi theo số điện thoại 0947 69 77 43 để được giải đáp. hoặc gửi thư vào hòm Mail DauGoiTriNam.com, tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 24 giờ.


Thân ái.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét